Với hơn 4000 năm văn hiến, đất nước ta để phát triển vững mạnh thì cần phải có người tài để xây dựng đất nước. Việc tuyển chọn quan lại thông qua con đường khoa cử cũng bắt nguồn từ mục đích đó. Nhưng triều đại đầu tiên tuyển chọn quan lại thông qua con đường khoa cử ở nước ta thì hẳn nhiều người chưa biết. Mặc dù thời kì phong kiến chế độ quân chủ nhưng các kì thi được thiết lập một cách bài bản, khách quan. Trải qua nhiều triều đại thì các khoa cử được cải thiện một cách bài bản hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mọi người theo dõi bài viết này để biết chi tiết hơn.
Một số điều bạn nên biết về khoa cử thời phong kiến
Việc tuyển chọn nhân tài cho đất nước là vấn đề cấp bách, có rất nhiều hình thức tuyển chọn. Và khoa cử thời phong kiến là một trong những hình thức đó. Nó được ra đời thời phong kiến và đến thời nay được kế thừa, phát huy. Vậy khoa cử là gì? Khoa cử là chế độ tuyển chọn người tài thông qua các kì thi do triều đình tổ chức. Khoa cử tùy vào mục đích, vị trí tuyển nhân tài mà có những hình thức thi khác nhau. Trong đó có thi tuyển quan văn, quan võ và tuyển lại viên.

Triều đại đầu tiên tuyển chọn quan lại thông qua con đường khoa cử
Trong các đối tượng khoa cử thì thi tuyển quan văn được tổ chức sớm nhất. Nó ra đời ở triều đại thời Lý vào năm 1075. Mặc dù ra bắt nguồn từ thời Lý nhưng mãi đến thời Lê Sơ, khoa cử mới được đề cao. Thời Lý các vị vua thật sự chưa chú trọng về khoa cử, con đường làm quan chủ yếu dựa vào tuyển cử. Ở thời Lê ba năm mới tổ chức một lần, mỗi lần có 3 kỳ thi (Thi Hương, Hội, Đình). Trước khi đi thi các thí sinh còn phải được xem xét về lý lịch, phẩm chất đạo đức, học vấn. Đến triều vua Minh Mạng thì khoa cử mới được phổ biến và được tổ chức một cách chính thống. Cùng với thi tuyển quan văn thì quan võ và tuyển lại viên có những cuộc thi ứng với vị trí cần tuyển. Hai vị trí này thì có những nội dung thi khác nhau và khác hẳn với thi quan văn. Nhưng kết quả tuyển chọn thì cũng giống với thi tuyển quan văn. Người đỗ đạt sẽ làm việc ở vị trí tương ứng.

Lịch sử khoa cử thời phong kiến ở Việt Nam
Lịch sử khoa bảng của Việt Nam kéo dài từ năm 1075 đến năm 1919. Có rất nhiều người đã đạt từ mức thấp nhất, nhưng không có phụ nữ tham gia vào các kì thi. Người đỗ đạt phần lớn đều tham gia vào bộ máy nhà nước. Họ có những đóng góp rất to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoa cử là con đường tiến thân của mọi tầng lớp, chỉ có người tài mới được trọng dụng. Ngoài các kỳ thi thường niên thì khi có những vấn đề đột xuất triều định mở các kì thi đặc biệt. Ví dụ như Khoa Minh kinh, khoa Hoành từ, An khoa, khoa Nhã sĩ,… Vì thiếu nhân tài nên các khoa này được mở để lựa chọn bổ sung. Để đảm bảo bộ máy nhà nước vận hành một cách trơn tru, không gián đoạn. Ngày nay những bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử giám là minh chứng cho sự hiện diện của khoa cử thời phong kiến.
Như vậy, tuyển chọn quan lại thông qua con đường khoa cử ở nước ta hẳn mọi người đã biết bắt đầu từ triều Lý. Khoa cử giúp cho các vị vua có thể giữ gìn và bảo vệ non sông đất nước. Và qua đó, có rất nhiều vị công thần xuất thân từ khoa cử. Từ đó, qua các thời kỳ khoa cử được kế thừa và phát huy để có được những kì thi hiệu quả nhất. Những kinh nghiệm lịch sử của khoa cử thời phong kiến vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay việc tuyển dụng vào bộ máy nhà nước vẫn áp dụng những nguyên tắc tuyển dụng quan lại thời phong kiến. Nhờ vậy, khoa cử không chỉ có tác dụng tuyển dụng nhân tài mà còn có giá trị lịch sử rất lớn.
Discussion about this post